Đại Thủ Ấn Con Đường Nhận Thức


Con đường nhận thức của Đại Ấn là hành trình dài đánh thức Tính Thấy (Rigpa) và phủ định chính nó.

Tính Thấy thoạt tiên phải tiếp cận bằng ý chí và sự khai thác các nỗ lực trong đời sống, trong thiền định, trong mộng hoặc một số hoàn cảnh đặc biệt khác… Tính Thấy đồng thời là kết quả của sự nhẫn nại chối bỏ sự chi phối của các giác quan vật lý trong những quá trình nêu trên.

Có nhiều cách để miêu tả sự phát triển của nhận thức. Cách mô tả ngắn gọn nhưng khó tiếp cận rốt ráo nhất là sự phô diễn nhận thức như quy luật Nhân Quả!

Cách diễn giải nhận thức phát triển từ đó là sự dung giải Ngũ Uẩn như biện pháp thù thắng để xóa bỏ các hôn ám ngăn che Tính Thấy. Như vậy, xét về bản chất, sự câu thúc Ngũ Uẩn hay sự bành trướng của Tưởng Uẩn để đạt tới mục tiêu cuối cùng là khai ngộ Tính Thấy đều có giá trị như nhau.

Tương tự, những thủ pháp phá chấp trong kỹ thuật Thiền (Zen) cũng giúp cho hành giả khai ngộ và trưởng dưỡng Tính Thấy. Do đó chúng cũng có giá trị tương đương!
Sau khi khai ngộ Tính Thấy và gìn giữ nó để Tính Thấy phát triển thành cơ hội mẹ, hành giả sẽ chính thức biến đổi để trở thành một Rhishi trong truyền thống Đại Ấn. Rhishi có nghĩa đen là thi nhân thấu thị. Để trở thành một Rhishi hoàn hảo, hành giả phải hoàn thiện ít nhất bốn bước đầu tiên trong tám cấp chuyển hóa, bao gồm:

+ chuyển hóa thân thể vật lý
+ chuyển hóa các kinh mạch bí mật
+ chuyển hóa thực phẩm, không khí và ánh sáng
+ chuyển hóa các mối liên hệ nhân sự.

Bốn cấp tiếp theo là:

+ lời nói
+ thi ca
+ âm nhạc
+ vô âm.

Sau Rhishi là trạng thái Sagata, có nghĩa là an ổn trong phúc lạc. Sau Sagata là sự phủ định nhận thức cuối cùng để trở thành Thánh Nhân Vô Học hay A-la-hán (Arhat).

Như vậy, quá trình mô tả các cấp độ chuyển hóa nhận thức trong Đại Thủ Ấn tỏ ra khá ngắn gọn và khó hình dung. Do đó, có lẽ sẽ có ích hơn nếu như hành giả đối chiếu sự trưởng thành nhận thức thông qua các truyền thống khác, thí dụ:

+ sự vận động của nhận thức thông qua nỗ lực bành trướng của 18 bậc chân không
+ sự vận động của nhận thức thông qua tổng kết về Nhị Quang Tam Bệnh của Càn Phong
+ sự vận động của nhận thức thông qua tổng kết về bốn thị kiến Togal của trường phái Dzogchen

Các bài viết liên quan đều đã được trình bày trong page. Tiếc rằng chúng khá tản mạn, hy vọng các anh chị và các bạn sẽ tham khảo các bài viết này trong sự độ lượng!

Cuối cùng, tôi cũng xin nhắc lại rằng Đại Thủ Ấn là con đường hoàn hảo mà trong đó hành giả trưởng thành trên cả hai phương diện là nhận thức và năng lực. Do đó sẽ không ưu tiên cho giải thoát trong kiếp hóa sinh tiếp theo như trong Kinh của người nghe kinh của Đức Thế tôn đề cập hay kém thanh tịnh như cách bộc lộ của một hành giả Thuần Quán.

Như vậy ngay sau sự nhảy múa của trạng thái Rhishi là sự bất động viên mãn (akuppa) do trải nghiệm về nhận thức cuối cùng – Ahimsa. Gìn giữ trải nghiệm này sẽ dẫn đến quá trình thần hiệp cuối cùng, khi mà hành giả tiến hành phủ định nhận thức trong Bhavamukha.

Cho đến khi y thấy nhận thức trở nên trống rỗng… Tất cả còn lại của đời sống chỉ là ấn tượng về một thân cây khổng lồ nối thông giữa trời và đất. Đó là trạng thái nhận thức trong giai đoạn Asvattha – Cây Sự Sống.

Trong Asvattha, hành giả tắm mình trong ánh sáng của Cây Sự Sống. Tất nhiên, y sẽ nhanh chóng nhận ra bản chất ánh sáng của vạn hữu cũng như bản chất ánh sáng của nhận thức của chính mình.

Vì thế, trong quá trình vận động của nhận thức, tuy Nhân Quả là quy luật khó nắm bắt nhưng không lấy nó làm phương thức để đối chiếu thì hành giả sẽ nhanh chóng lạc lối…

– Tại vì sao lại như vậy?!
Câu trả lời rất đơn giản:
– Nhân Quả là ánh sáng!

The post Đại Thủ Ấn Con Đường Nhận Thức appeared first on Đại Thủ Ấn.

Follow Me On Pinterest
35Followers
35Followers
35Total fans