[ad_1]
Sự liên hệ giữa Đại Ấn và Tứ niệm xứ
Tứ niệm xứ theo cái thấy của thầy Thích Trí Siêu Chia sẻ của Hạnh Dung về ‘quán tâm trên tâm’, tự quán lại sự thanh thản của mình đang cảm nhận được, và thấy rằng sự thanh thản chuyển hóa từ cảm xúc liên quan đến cái tôi (xuất phát từ cảm xúc), và sự thanh thản khi thấy sự thanh thản hân hoan là một cái gì đó khác, là một trạng thái không thể phí hoài mà phải được quán như khi ta quán cảm xúc. Mũi tên đã bắn ra không thể dừng lại được.
Thanh thản lần 1 là thanh thản bên ngoài (có được do uống rượu, ma túy hay sau khi làm một điều tốt), không liên quan đến đại ấn. Cái thanh thản lần 2 là cái thanh thản đặt trong hành trình nhân quả, trong quá trình quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp mới là cái mà mình truy cầu.
Đại ấn không phải là món kẹo mút , mà thực sự rất nguy hiểm. Hãy hiểu rằng khi ta có khởi hành tuệ, ta đang thách thức chính ma vương, họ sẽ chọc phá để ta lụi tàn quyết tâm. Trong vũ trụ có 4 loại ánh sáng, sinh ra từ mặt trời, mặt trăng, từ lửa và tuệ giác. Nếu khi ta có một hành trình tuệ giác, ánh sáng từ thân ta tỏa ra sẽ làm kinh động ma vương, và tất cả các thứ oái oăm là lệ thuộc của ma vương sẽ lần lượt xuất hiện, bước sau kiên cố hơn bước trước để chiến đấu với ta, để vùi dập ta một cách không nương nhẹ.
Mỗi người đến với Đại ấn với một mục tiêu khác nhau, rất đáng trân trọng. Trên con đường tâm linh không có yếu tố ngẫu nhiên và không có mục tiêu nào cao sang hơn mục tiêu nào. Thậm chí nếu ai đến với thiền với mục tiêu cao cả thì càng phải cảnh giác, vì mục tiêu càng cao càng kêu gọi sự chú ý của ma vương. Nhưng khi ta bước vào con đường tuệ giác, ta đã đứng ở bên kia chiến tuyến của ma vương.
Trước đó, ta chính là quyến thuộc của ma vương, vì thế nó không đánh ta. Đó là sự thật. Lúc đó ta chưa thấy tham sân si mạn nghi nó đánh ta, chưa thấy làm sao, sẽ chỉ tham thân ngũ uẩn. Khi ta tuyên chiến với ma vương, ta rời bỏ cái vọng để tìm về chân thức. Đó mới là bản thể của ta, mới là cái giữ cho ta tồn tại, mới là cái mới giữ cho chồng con tuy xa ta mà vẫn bình yên. Chứ không phải sự trông coi, tiền, danh vọng.. Nhưng khi là quyến thuộc của ma vương ta sẽ phấn đấu theo tiền bạc danh vọng, sắc đẹp bên ngoài, mà không biết được giá trị thực của đời sống, sẽ sinh ra vọng, cảm thọ buồn khổ, tưởng.. Biến hiện vô thường nhất là sắc thân, không bền, sẽ bị hủy hoại và vì thế có luân hồi. Còn khi diệt vọng thì ta sẽ nhập vào biển chân thức, chân không hiện hữu, niết bàn..
Hành trình hành nan đắc cấp là khi thực hành thì khó khăn nhưng khi rời bỏ sắc thân, trong trạng thái bardo thì ta sẽ chứng đắc rất cao (bài này đã đưa lên nhomanhem). Nếu một người cứ miệt mài suy nghĩ về khổ, vô thường, vô ngã mà không có cơ hội thực hành nhưng vẫn miệt mài quán pháp như vậy thì khi rời bỏ thân sắc, người đó sẽ chứng đắc. Còn nếu ta không phải hành nan mà ta quy y, nhập vào dòng, được hưởng ân sủng của các vị tiền bối thì không có lý do gì mà ta không chứng đắc, không có lý do gì mà không tuyên chiến với ma vương.
Ta lội ngược dòng và ở giai đạn đầu này phải đối diện với những nghiệp kinh khủng nhất. Giai đoạn đầu tiên sẽ gian nan như húc vào một cánh cửa rỉ, sau khi cửa long rỉ mới mở ra mở vào được. Cú húc đầu tiên vô cùng khủng khiếp, ai chưa qua những giây phút có thể tê tâm liệt phế thì sẽ không hiểu được, nhưng rồi sẽ phải trải qua thôi.
Cõi Ta bà được tồn tại cho đến ngày nay, vì có cơ duyên may mắn của sự ra đời của Đức Phật. Mọi người có thể hồ nghi, băn khoăn là sao mình không thấy, nhưng đây là sự thật. Sự thật này sẽ đến khi một mai ta mở được con mắt Tuệ thì sẽ thấy là vũ trụ được tồn tại trên cơ sở tình yêu thương. Và trái đất này, cõi Ta bà này còn tồn tại là nhờ tấm lòng từ bi của Đức Phật, đừng hồ nghi. Vì nếu hồ nghi ta sẽ tuột hết công đức, ta cứ làm giàu nhưng cứ hồ nghi đến một ngày sẽ cạn hết như một cái lá héo…
Mỗi tiểu thế giới sinh ra 6 loại chúng sinh trời người atula, người, ngạ quỷ, súc sinh. Mỗi loài do một loại tâm định hình. Riêng con người do cả 5 loại tâm tham sân si mạn nghi hình thành, nhưng đó là ân sủng, vì khi ta là người thì ta có thể chuyển hóa cả 5 loại tâm đồng thời trong quá trình sống của mình. Vì vậy làm người là ân sủng quý báu vô cùng. Khi làm người ta được sự ban phước của Đức Phật để sám hối khi có 5 loại cảm xúc tiêu cực đó. Ai có năng lực sám hối thì sẽ bảo vệ được kho tang công đức của mình. Khi ta biết sám hối, ta sẽ trưởng thành, và ta có thể tới đích chỉ với sự sám hối. Quan trọng thì làm sao để nhận biết được những cảm xúc tiêu cực đó.
Trong hành trình quán thọ trên thọ, cơ thể phải chịu tải và vô cùng đau khổ, vì ta tách rời cảm thọ của mình ra khỏi quá trình, và nó lồng lộn hành hạ mình. Còn khi quán tâm, sự thanh thản tạm thời khác với an lạc vĩnh cửu. Ta sẽ bị nó chi phối cho đến ngày cuối cùng, khi nghiệp của chúng ta vơi đi, khi ta đã hoàn toàn làm chủ được nghiệp, ta sẽ chứng kiến cái chết tâm linh: cái chết của xác thân, cái chết của cảm thọ, cái chết của tưởng, cái chết của hành. Lần này ta sẽ biết thế nào là chân thức. Cái chết tâm linh đó là hành trình kéo dài khoảng 40 ngày. Sau cái chết đó ta sẽ từ từ sống lại và ở trong sự an lạc mãi mãi. Lần này mới là sự thanh thản thực sự và sẽ xảy ra 2 hiện tượng:
• Hiện tượng làm chủ về khẩu: 4 khiếu của lời nói, môi miệng hầu họng. Lúc đó ta sẽ có nhu cầu im lặng. Nhưng khi ta hữu lý tác ý thì sự an lạc không bị mất đi (ta hạn chế nói do nhu cầu không cần nói và sẽ lựa chọn chỉ nói những thứ cần thiết)
• Trạng thái khai mở trí tuệ (mục đích) và ngôn ngữ (phương tiện).
Như vậy sự an lạc ban đầu làm ta bị ru ngủ, và ta sẽ an trú trong nó. Nhưng sự an lạc đó tiếp tục cần được chuyển hóa tiếp, sâu hơn, cho đến khi nào ngay cả trong quá trình đi chợ, nấu ăn, cãi lộn, ngủ.. thì mới là sự an lạc chắc bền, không bị chi phôi bởi hiện tại quá khứ tương lai. Còn nếu cái an lạc phải trú trong nó (an trú trong hiện tại như thầy Thích Nhất Hạnh chỉ ra) thì đó là ma túy nội sinh vì nó chặn đứng mọi hành động tâm linh khác của ta, chặn đứng hành trình chuyển nghiệp của ta.
Sự an lạc thực sự sẽ đến sau khi ta trả xong nghiệp và có hành vi chết và sống lại.
Mô tả quá trình chết:
Ta sẽ yếu dần nhưng đâu óc rất tỉnh táo, và các cảm thọ không còn nhiều, không chi phối, và cảm xúc sẽ trôi qua rất nhanh. Ta sẽ nhớ lại tất cả mọi thứ trong quá khứ. Khi ta nhớ ra thì ta cầu nguyện cho nó, tịnh hóa nó, làm ta thanh thản trước nó. Rồi các cảm xúc sẽ biến đi, ta hoàn toàn cảm thấy dòng chảy nghiệp thức rút ra khỏi đầu ta và từ từ quay trở lại, đi kèm với sự an lạc, trí tuệ, sự sắc sảo về tư duy và ngôn ngữ. Đó mới là sự an lạc, ta còn hành trình nhiều. Hãy đi, đừng vội.. Những thông điệp này thật là hiếm có, để giúp anh chị em nhiều khi điều đó xảy ra.. Trên đường đi ta sẽ bị lưu lại nơi này nơi khác thật lâu, nhưng hãy tin rằng nếu chưa chứng kiến được 40 ngày chết thì chưa đến nơi..
Người cổ xưa đã viết ra, và bây giờ Thanhan nói với các anh chị.. đó mới là sự giải thoát chắc thật ngay trong đời này.. Một kinh nghiệm về sự thực hành của Thanhan ngày và đêm. Bất cứ lúc nào An cũng thực hành, kể cả những lúc khó khăn nhất mà luôn giữ được sự quán thân trên thân, quán thọ trên thọ. Tiêu chí đó còn cần được tiếp tục trong giấc ngủ. An luôn nằm ngủ một nửa người từ năm 1996. Và để gia tăng thêm sự tỉnh giác, ở cuối giường đặt một cái đèn để khi chạm chân vào thì đèn sẽ đổ. Về sau khi tuệ giác phát triển, ta sẽ không phụ thuộc vào giấc ngủ. Duy trì được tuệ giác sẽ sung sướng hơn ăn, ngủ, ma túy.. An lạc do tuệ giác mang lại là thăng hoa, mạnh hơn tất cả các cảm giác khác mang lại. Nếu ta tỉnh giác thường xuyên, ta đạt được mục đích thiền và không cần ngủ (An bỏ ngủ 13 tháng). Trí não con người vô cùng đặc biệt, được sinh ra để giúp con người hiểu được nhân quả. Khi ta chứng kiến được nhân quả, ta có thể du hành đến bất cứ hành tinh nào và tiếp xúc với bất cứ chúng sinh nào, mà không cần tàu vũ trụ. Đó là sự khác biệt giữa thế giới tâm linh và thế giới vật chất. An đã chứng và mang kinh nghiệm về cho mọi người trong khi vẫn nghiên cứu thế giới vật chất (y học, triết học, vật lý lý thuyết). Và hành trình của An là song sinh giữa vật lý lý thuyết và triết học Phật giáo, cho đến ngày hôm nay. Cho đến khi An phát nguyện chia sẻ với mọi người một cách thẳng thắn là khi An trải qua cái chết Thần hiệp (đã tổng kết trong Ahimsa).
Có nhiều dòng tu, và có nhiều vị chứng đắc cao, rơi vào trạng thái Thánh điên, nhưng chưa phải rốt ráo. Mới là cấp đầu tien trong 4 giai đoạn của Thị kiến Togal (1. tri kiến như thị – trí huệ điên, có nhu cầu khai thị cho người khác bằng mọi phương tiện; 2. Rời bỏ thị kiến, không có nhu cầu gây hấn, làm loạn).. Vị A la hán như cánh chim bay trên bầu trời, như ngọn lửa đã tắt.. Hãy phấn đấu, hãy trở nên ngọn lửa đã tắt sau khi đã thắp lửa cho những ngọn nến khác..
Con đường thiền tuệ có thể đưa người ta giải thoát trong một đời. Có những người không tham gia vào tu hành phật giáo nhưng vẫn ở trong trạng thái Thần hiệp (Van Gogh mô tả bằng tranh, không phải mô tả bằng ngôn ngữ).
Bắt đầu tập thiền:
Hãy thực hành mà vẫn nghe.. nó không phải là gì khác ngoài sư hướng tới Phật tính thiêng liêng trong mỗi cá nhân, vì thế mỗi người đều bình đẳng trước nhau, trước Tam bảo. Đừng tự ti, đừng hồ nghi, đừng ngần ngại.. Hãy quên hãy cảm thọ vui buồn sướng khổ.. hãy quên chỗ đau ở chân, hãy quên sự phiền muộn của những người xung quanh.. chỉ hướng tới bản chất của tồn tại là nhân quả.. đồng hành cùng nó, gia tốc nó rồi đến một ngày ta cưỡi trên nhân quả.. chính hành trình đó là cách thức để ta lìa bỏ bản ngã của mình, và đó chính là Phật đạo. Một khi đã thấu được nhân quả, đó là sự khai tâm..
The post Đại Ấn (Phần 5) appeared first on Đại Thủ Ấn.
[ad_2]